Viêm tuyến tiền liệt bệnh hay gặp ở người trẻ

Tuyến được cấu tạo bởi các cơ nhẵn và mô tuyến, bao quanh phần đầu của niệu đạo, ngay dưới bàng quang, có đường kính khoảng 38mm và nặng khoảng 20g ở người trẻ.

Viêm tuyến tiền liệt hay gặp ở người trẻ, trong khi phì đại lành tính và ung thư TTL lại hay gặp ở nam có tuổi (từ 50 tuổi trở đi).

Có 2 thể chính của viêm tuyến tiền liệt, mỗi thể có nguyên nhân, bệnh cảnh riêng và cách điều trị cũng khác nhau :

Giống như viêm bàng quang ở nữ, viêm tuyến tiền liệt cấp thường thể hiện một bệnh cảnh nhiễm khuẩn, do vi khuẩn có nguồn gốc từ đường tiêu hoá gây ra nhưng tần suất nhiễm khuẩn không nhiều như nữ vì ống niệu đạo ở nam dài hơn nữ.

Viêm tuyến tiền liệt dễ xảy ra do một số thực hành tình dục, do dị tật bẩm sinh hay mắc phải ở hệ tiết niệu (co hẹp hay có nghẽn tắc ở niệu đạo, bất thường ở bàng quang...), do thăm khám tiết niệu bằng dụng cụ (sinh thiết TTL, soi bàng quang, thông tiểu...).

Các triệu chứng cũng giống như hội chứng cúm, chỉ thêm các dấu hiệu tiết niệu như sốt cao (39°C), rét run, kèm cảm giác đau hay nóng rát khi đi tiểu, hay mót đái, khó chịu thậm chí đau ở vùng tầng sinh môn (đáy chậu).

Cần làm thêm một số xét nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh và số lượng bạch cầu. Nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại, ví dụ như ápxe (túi mủ) ở TTL hay nhiễm khuẩn huyết.

Dùng kháng sinh là lựa chọn hàng đầu, kéo dài 3-4 tuần. Để tránh tái phát, cần loại trừ những nguyên nhân dễ gây ra viêm tuyến tiền liệt, nhất là những bất thường ở hệ tiết niệu.

Các triệu chứng không rõ rệt bằng thể viêm cấp: Khó chịu hay đau ở vùng tầng sinh môn, lan đến 2 bìu hay dương vật. Chỉ như vậy thôi cũng cần nghĩ đến viêm TTL mạn tính và để biết viêm do vi khuẩn hay không do vi khuẩn cần làm xét nghiệm với tinh dịch và nước tiểu hay với chất xuất tiết của TTL sau khi đã làm động tác xoa bóp TTL. Với viêm TTL mạn tính cũng cần dùng kháng sinh trong 8 tuần.

Trong cả 2 trường hợp có nhiễm khuẩn hay không, thầy thuốc đều cần tìm hiểu kỹ để xác định các yếu tố gây viêm và gây đau (liên quan đến tiết niệu, chế độ ăn, đời sống tình dục, hoàn cảnh gây stress, môn thể thao đang tập, nhất là đi xe đạp).

:

Nhóm chẹn bêta (ví dụ Dysalfà, Hytrinè, Xatral, có thể cải thiện tình trạng đi tiểu trong những trường hợp viêm.

Nhóm kháng sinh gồm nhiều loại như Noroxine (Norfloxacin) viên 400mg x 2 lần/ngày, dùng khi đói. Lyseptol 480mg ngày 2 viên cách nhau 12 giờ. Ceftriaxone: 1-2g tiêm hoặc truyền tĩnh mạch/24 giờ chia làm 2 ngày...

Nhóm chống viêm, chống đau và liệu pháp chống stress cũng cho kết quả tốt.

Với nguyên nhân viêm, không nên dùng đồ uống có độ cồn (nhất là bia), đồ uống có ga, thức ăn có nhiều gia vị, trà hay cà phê và tránh đi xe đạp.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe nam giới .

BS Đào Xuân Dũng

- (Theo Laodong.com.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến