Ảnh hưởng của hút thuốc lá tới sức khỏe

Theo thời gian việc sử dụng các sản phẩm từ việc hút thuốc lá biến chuyển qua các dạng khác nhau. Đầu tiên thuốc lá dùng để nhai và ngửi, sau đó chuyển qua hút với tẩu, với ống điếu và dạng xì gà. Khi con người biết sản xuất các loại giấy mỏng thì việc sử dụng thuốc lá ở dạng thuốc điếu trở nên phổ biến nhất.

Ngày nay, người ta đã xác định trong thành phần của thuốc lá có những chất gây hại lên toàn bộ cơ thể. Hàng năm, khoảng 3 triệu người trên thế giới chết vì thuốc lá, thuốc lá liên quan đến 30% ung thư các loại như ung thư phổi (nguyên nhân gây chết hàng đầu ở nam giới), ung thư miệng, thực quản, thanh quản, bàng quang, các bệnh lý phổi khác như viêm phế quản mạn, dãn phế quản, tâm phế mãn…, cũng như các bệnh về mạch máu đã làm tuổi thọ của người hút thuốc giảm đi 8 năm so với người bình thường và 10 năm nếu nghiện nặng.

:

  • Các hợp chất có Nitơ (Nicotine, Proteine)
  • Glucid
  • Tro (các hợp chất khoáng)
  • Nhựa và tinh dầu
  • Acid hữu cơ

Nicotine là một loại alkaloid, có công thức là:  pyridine- - N- metylpyrolidin.

Ngoài Nicotine, thành phần gây hại thứ hai của hút thuốc lá là các chất ngưng tụ (TAR). Nếu Nicotine gây hại cho người hút và cả người xung quanh khi hút thuốc lá, thì các chất ngưng tụ chỉ gây ảnh hưởng cho trực tiếp riêng người hút mà thôi.

Khi mới tìm ra thuốc lá, người ta dùng nó như một loại thuốc chữa bệnh nhức đầu, sau đó phát hiện rằng hút thuốc lá giúp con người trở nên hưng phấn, sảng khoái tinh thần, chống lại trạng thái mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ. Các sản phẩm thuốc lá vì vậy được sử dụng rất nhiều.

Sự hiện diện của alkaloid nói chung và nicotine nói riêng là tính chất cơ bản của thuốc lá, chúng có tác động lên hệ thần kinh trung ương của người sử dụng, làm cho người ta nghiện. Từ đó, thuốc lá mới được dùng làm nguyên liệu để hút, nhằm thỏa mãn cơn nghiện và không thể thay thế bằng nguyên liệu thực vật khác.

Nicotine được xem là chất gây nghiện. Nhờ đặc tính tan trong mỡ, nó dễ dàng xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, qua lớp niêm mạc miệng và nhanh chóng di chuyển vào máu. Chỉ sau 7-8 giây khi hít hơi thuốc đầu tiên, nicotine hấp thu nhanh vào phổi và đến các thụ thể nicotinic trên não, đến vùng não có chức năng gây hưng phấn và sảng khoái cho con người.

Nicotin làm tăng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh như dopamine, serotonine, norepinephrine và nhất là Acetyl choline gây giảm cân và thuận lợi cho hồi ức, trí nhớ. Lâu dần, người hút bị nghiện cảm giác này và lệ thuộc vào khói thuốc lávì hút thuốc chính là cách phổ biến nhất để người nghiện thuốc lá thỏa mãn nhu cầu về nicotin cho hoạt động của não bộ và càng hút thuốc lá nhiều – càng gây hại cho sức khỏe của chính mình cùng những người xung quanh.

  • Tăng tác dụng của tuyến thượng thận trong thời gian đầu.
  • Giảm sự sản xuất histamine.
  • Thay đổi sự tổng hợp proteine và dự trữ serotonine.
  • Giảm sự sản xuất kích thích tố nữ (oestrogene).
  • Gia tăng sự tập hợp tiểu cầu, gây hư hại tế bào biểu mô, gây biến đổi ở chuyển hóa prostacyclin và thromboxane.
  • Gây co mạch và gây thuyên tắc trên hệ thống mạch máu ngoại vi.
  • Ức chế phản ứng viêm thông qua tác động của hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi và thông qua tác động trực tiếp trên các tế bào miễn dịch.
  • Nicotine tăng sự dính tế bào sừng, sự biệt hóa và di chuyển của tế bào sừng.
  • Nicotine kích thích dòng chảy calcium và gia tăng sự biệt hóa tế bào. Tương tự như hệ thống thần kinh, dòng chảy calcium vào tế bào sừng của thượng bì thông qua các receptor hướng điện giải sẽ là yếu tố quyết định trong thăng bằng nội mô của da.

  • Chất Oxyde de Carbone: làm rối loạn sự chuyên chở Oxy từ hồng cầu đến các mô và tế bào.
  • Các chất kích thích có aldehydes và phenol: làm xáo trộn hoạt động luân chuyển của bộ máy hô hấp.
  • Các chất than: gây ung thư.

  • làm cho da bị lão hóa sớm: Gương mặt điển hình của người da trắng nghiện thuốc lá: nhiều nếp nhăn lớn, nhỏ, da teo lại, nhợt nhạt, màu vàng, xám.
  • Triệu chứng này thường thấy ở nữ nhiều hơn nam, nhưng da bị lão hóa do tác dụng của thì nhẹ hơn do tác dụng của tia tử ngoại.
  • Những hiểu biết hiện tại của chúng ta chưa giải thích hết tác dụng của thuốc lá trên da. Người ta cho rằng vì thuốc lá làm tổn thương mạch máu, làm chậm trễ vi tuần hoàn đến da gây suy tuần hoàn da.
  • Mặt khác, hút thuốc lá cũng có tác dụng kháng kích tố nữ, do đó khi hút nhiều thuốc lá, phụ nữ bị hiện tượng mãn kinh sớm hơn.
  • Thuốc lá còn gây tăng tạo các gốc tự do mà độc tính cho da đã được xác nhận.
  • Thuốc lá gây phá hủy sinh tố C.Da đầu ngón tay và móng bị vàng và đốm nâu.

  • Viêm họng do hút thuốc lá
  • Ảnh hưởng nhiều đến niêm mạc thanh quản, thực quản, hơi nóng và chất than kích thích lâu ngày sẽ tăng nguy cơ
  • Tác động sinh ung của hút thuốc lá do liên quan đến chất nitrosamine trong lúc hút chứ không phải tự thân nicotine.
  • Thuốc lá liên quan đến sự co mạch và gây thuyên tắc trên hệ thống mạch máu ngoại vi:
  • Từ đó nhiệt độ da giảm, loét chân và các dấu hiệu loét suy tĩnh mạch khác.
  • Bệnh Buerger (Thromboangitis obliterans)

Viêm tắc mạch là một bệnh hiếm của những mạch máu nhỏ và vừa của bàn tay và bàn chân, hay gặp ở người hút thuốc lá, tuổi từ 18-50.

Nguyên nhân sinh bệnh chưa rõ, nhưng hút thuốc lá là điều phổ biến của những bệnh nhân này và việc cai hút thuốc lá được xem như một biện pháp phòng và điều trị bệnh.

Lâm sàng: Hiện tượng Raynaud, khập khiễng cách hồi, đau nhức chi hoại tử và nhiễm trùng đầu chi, viêm tĩnh mạch nông.

Hút thuốc lá có ảnh hưởng xấu trên da. Những tác hại của hút thuốc lá trên da dù không nghiêm trọng so với những cơ quan hô hấp tim mạch nhưng vẫn có và ngày càng được chứng minh nhiều hơn. Những lợi ích của nicotine trên một số bệnh da cần được nghiên cứu thêm vì xem ra tác hại của nicotine cho cơ thể nhiều và nguy hiểm hơn.

BS. Võ Thị Bạch Sương - Đại học Y Dược TP. HCM

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về sức khỏe nam giới hay sức khỏe đời sống .

- (Theo Medinet.hochiminhcity.gov.vn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến